Các rối loạn về nhân cách

Những rối loạn nhân cách nói chung là các hình thái lan tỏa và kéo dài về suy nghĩ, nhận thức, phản ứng, và liên quan đến việc gây ra tình trạng đau khổ đáng kể hoặc suy giảm chức năng. Các rối loạn nhân cách khác nhau đáng kể trong các biểu hiện của chúng, nhưng tất cả đều được cho là do sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường. Nhiều rối loạn dần trở nên ít trầm trọng hơn theo độ tuổi, nhưng những đặc tính nhất định vẫn có thể tồn tại ở một mức độ nào đó sau các triệu chứng cấp tính dẫn đến việc gợi ý chẩn đoán giảm đi. Chẩn đoán là lâm sàng. Điều trị bằng phương pháp trị liệu tâm lý xã hội và đôi khi điều trị bằng thuốc.

Đặc tính nhân cách đại diện cho các mẫu suy nghĩ, nhận thức, phản ứng và các mối quan hệ có tính chất tương đối ổn định theo thời gian.

Rối loạn nhân cách tồn tại khi những đặc tính trở nên rõ ràng, cứng nhắc, và không thích nghi làm suy giảm chức năng tương tác cá nhân và/hoặc công việc. Những sự không thích nghi xã hội này có thể gây ra những khó chịu đáng kể với những người có rối loạn nhân cách và những người xung quanh họ. Đối với những người có rối loạn nhân cách (không giống như những người khác tìm kiếm đến sự tư vấn), nỗi đau khổ do hậu quả của hành vi không thích nghi xã hội của bản thân thường là lý do họ tìm kiếm đến sự điều trị, hơn là bất kỳ sự không thoải mái nào với những suy nghĩ và cảm xúc của họ. Do đó, đầu tiên bác sĩ lâm sàng phải giúp bệnh nhân nhận thấy rằng đặc tính nhân cách của họ là gốc rễ của vấn đề.

Rối loạn nhân cách thường bắt đầu trở nên rõ ràng trong giai đoạn muộn ở độ tuổi vị thành niên hoặc giai đoạn đầu ở độ tuổi người lớn, và các đặc tính và các triệu chứng của chúng khác nhau đáng kể về mức độ kéo dài của chúng; nhiều trường hợp cần thời gian để giải quyết. Các đặc tính và các triệu chứng của chúng khác nhau đáng kể về mức độ kéo dài của chúng; nhiều trường hợp cần thời gian để giải quyết.

Cẩm nang chẩn đoán và thống kê về rối loạn tâm thần, Ấn bản lần thứ Năm (DSM-5) liệt kê 10 loại rối loạn nhân cách, mặc dù hầu hết bệnh nhân đáp ứng tiêu chí cho một loại cũng đáp ứng tiêu chí cho một hoặc nhiều loại khác. Một số loại (ví dụ, chống đối xã hội, ranh giới) có xu hướng giảm bớt hoặc biến mất khi con người già đi; những người khác (ví dụ, ám ảnh cưỡng chế, tâm thần phân liệt) ít có khả năng làm như vậy.

Khoảng 10% dân số nói chung và tới một nửa số bệnh nhân tâm thần ở các đơn vị bệnh viện và phòng khám có rối loạn nhân cách. Nhìn chung, không có sự khác biệt rõ ràng về giới tính, tầng lớp kinh tế xã hội và chủng tộc. Tuy nhiên, trong rối loạn nhân cách chống đối xã hội, nam giới gặp nhiều hơn nữ giới với tỉ lệ 6:1. Trong rối loạn nhân cách ranh giới, phụ nữ chiếm tỉ lệ lớn hơn nam giới 3:1 (nhưng chỉ ở các cơ sở lâm sàng chứ không phải ở dân số chung).

Đối với hầu hết các rối loạn nhân cách, tỉ lệ di truyền khoảng 50%, tương đương hoặc cao hơn nhiều so với nhiều rối loạn tâm thần điển hình khác. Tỷ lệ di truyền này đối ngược với giả thuyết chung rằng các rối loạn nhân cách là những khiếm khuyết về nhân cách chủ yếu hình thành bởi một môi trường bất lợi.

Chi phí chăm sóc sức khỏe trực tiếp và các chi phí gián tiếp của việc mất năng suất lao động liên quan đến rối loạn nhân cách, đặc biệt là rối loạn nhân cách ranh giới và rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế, lớn hơn đáng kể so với các chi phí tương tự liên quan đến rối loạn trầm cảm điển hình hoặc rối loạn lo âu lan tỏa.

Các loại rối loạn nhân cách

DSM-5 nhóm 10 loại rối loạn nhân cách thành 3 nhóm (A, B, và C), dựa trên các đặc điểm tương tự. Tuy nhiên, sự hữu ích lâm sàng của các nhóm này vẫn chưa được thiết lập.
Nhóm A được đặc trưng bởi tính kỳ quặc hoặc lập dị. Nó bao gồm các rối loạn nhân cách sau đây với các đặc điểm phân biệt của chúng:

  • Hoang tưởng: Không tin tưởng và nghi ngờ
  • Phân liệt: Mất quan tâm đến người khác
  • Loại phân liệt: Ý tưởng và hành vi lập dị

Nhóm B được đặc trưng bởi tính kịch tính, xúc cảm, hoặc thất thường. Nó bao gồm các rối loạn nhân cách sau đây với các đặc điểm phân biệt của chúng:

  • Chống đối xã hội: Thiếu trách nhiệm với xã hội, không tôn trọng người khác, lừa dối, và thao túng người khác vì lợi ích cá nhân
  • Ranh giới: Sự trống rỗng bên trong, các mối quan hệ không ổn định và rối loạn điều chỉnh cảm xúc
  • Kịch tính: Tìm kiếm sự chú ý và cảm xúc quá mức
  • Tự yêu bản thân: Tự cao tự đại, cần được ngưỡng mộ và thiếu sự đồng cảm

Nhóm C được đặc trưng bởi đặc tính lo âu hoặc sợ hãi. Nó bao gồm các rối loạn nhân cách sau đây với các đặc điểm phân biệt của chúng:

  • Né tránh: Né tránh sự tiếp xúc giữa các cá nhân do tính nhạy cảm về sự bị từ chối
  • Phụ thuộc: Tính phục tùng và nhu cầu phải được chăm sóc
  • Ám ảnh nghi thức: Chủ nghĩa hoàn hảo, cứng nhắc, và sự bướng bỉnh

Các triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn nhân cách

Theo DSM-5, rối loạn nhân cách chủ yếu là vấn đề của

Các vấn đề tự xác định bản thân có thể biểu hiện như một hình ảnh không ổn định về bản thân (ví dụ như có người dao động bản thân giữa sự tự tế hay sự xấu xa) hoặc là những điểm không nhất quán trong các giá trị, mục tiêu và ngoại hình (ví dụ như có người có tính tôn giáo sâu sắc khi ở nhà thờ, nhưng lại báng bổ và thiếu tôn trọng ở những nơi khác).

Những vấn đề liên quan đến tương tác cá nhân thường biểu hiện bởi sự thất bại trong việc phát triển hoặc duy trì các mối quan hệ gần gũi và/hoặc thiếu nhạy cảm với người khác (ví dụ, không thể đồng cảm).

Những người có rối loạn nhân cách thường có vẻ không nhất quán, bối rối và bực bội đối với những người xung quanh họ (bao gồm cả các bác sĩ lâm sàng). Những người này có thể gặp khó khăn trong việc biết ranh giới giữa chính họ và những người khác. Lòng tự trọng của họ cao hay thấp một cách không thích hợp. Họ có thể có các hình thức nuôi dạy con không phù hợp, tách rời, quá xúc cảm, lạm dụng, hoặc không có trách nhiệm, có thể dẫn đến các vấn đề về thể chất và tinh thần ở vợ/chồng và/hoặc con cái của họ.

Những người có rối loạn nhân cách có thể không nhận ra rằng họ có vấn đề.

Điều trị rối loạn nhân cách

Tiêu chuẩn vàng điều trị rối loạn nhân cách là liệu pháp tâm lý. Cả trị liệu tâm lý cá nhân và nhóm đều có hiệu quả đối với nhiều loại rối loạn nếu bệnh nhân tìm kiếm sự điều trị và có động cơ để thay đổi.

Thông thường, rối loạn nhân cách không thật sự đáp ứng với thuốc, mặc dù một số loại thuốc có thể nhắm vào các triệu chứng cụ thể (ví dụ như trầm cảm, lo âu).

Rối loạn thường xảy ra đồng thời với rối loạn nhân cách (ví dụ như rối loạn trầm cảm, lo âu, rối loạn lạm dụng chất kích thích, rối loạn triệu chứng cơ thể và rối loạn ăn uống) có thể làm cho điều trị trở nên khó khăn, kéo dài thời gian cho sự thuyên giảm, tăng nguy cơ tái phát và mặt khác giảm đáp ứng với các điều trị hiệu quả. Khuyến cáo điều trị cho từng rối loạn, xem bảng Điều trị Rối loạn Nhân cách.

Rối Loạn Nhân Cách

Nguyên tắc điều trị chung

Nói chung, điều trị rối loạn nhân cách nhằm mục đích

Giảm sự khó chịu chủ quan (ví dụ, lo âu, trầm cảm) là mục tiêu đầu tiên. Những triệu chứng này thường đáp ứng với sự hỗ trợ tâm lý xã hội gia tăng, thường bao gồm việc đưa bệnh nhân ra khỏi các tình huống căng thẳng hoặc mối quan hệ căng thẳng. Liệu pháp hóa dược có thể giúp giảm căng thẳng. Giảm căng thẳng giúp điều trị các rối loạn nhân cách tiềm ẩn dễ dàng hơn.

Nỗ lực giúp bệnh nhân thấy rằng vấn đề của họ là bên trong bản thân họ nên được thực hiện sớm. Bệnh nhân cần phải hiểu rằng những vấn đề của họ với công việc hoặc các mối quan hệ là do các cách họ quan hệ với thế giới có vấn đề (ví dụ như công việc, quyền hạn, hoặc trong các mối quan hệ thân mật). Đạt được sự hiểu biết như vậy đòi hỏi phải có một khoảng thời gian, sự kiên nhẫn và cam kết đáng kể của bác sĩ lâm sàng. Các bác sĩ cũng cần có sự hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực nhạy cảm về cảm xúc của bệnh nhân và cách đối phó thông thường của bệnh nhân. Các thành viên trong gia đình và bạn bè có thể giúp xác định những vấn đề mà bệnh nhân và bác sĩ lâm sàng không biết đến.

Những hành vi không thích nghi và không mong muốn (ví dụ, thiếu thận trọng, cô lập xã hội, thiếu quyết đoán, bùng nổ) nên nhanh chóng giải quyết để giảm thiểu việc ảnh hưởng đến công việc và mối quan hệ hiện tại. Thay đổi hành vi là quan trọng nhất đối với những bệnh nhân bị rối loạn nhân cách sau đây:

Hành vi thường có thể được cải thiện trong vòng vài tháng bằng liệu pháp nhóm và thay đổi hành vi; giới hạn về hành vi thường phải được thiết lập và tuân theo. Đôi khi bệnh nhân được điều trị trong bệnh viện ban ngày hoặc khu nhà ở. Các nhóm tự lực hoặc liệu pháp gia đình cũng có thể giúp thay đổi hành vi không mong muốn về mặt xã hội. Bởi vì các thành viên trong gia đình và bạn bè có thể tác động theo cách củng cố hoặc giảm bớt hành vi hoặc suy nghĩ có vấn đề của bệnh nhân, sự tham gia của họ là có ích; với việc huấn luyện, họ có thể là đồng minh trong điều trị.

Điều chỉnh các đặc tính nhân cách có vấn đề (ví dụ, phụ thuộc, không tin tưởng, kiêu ngạo, thao túng) mất nhiều thời gian – điển hình là > 1 năm. Nền tảng cho việc thực hiện thay đổi đó là

Trị liệu tâm lý cá nhân

Trong quá trình điều trị, bác sĩ lâm sàng cố gắng xác định các vấn đề về mối quan hệ giữa các cá nhân như khi chúng xảy ra trong đời sống của bệnh nhân. Các bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân hiểu được những vấn đề này liên quan đến tính cách của họ như thế nào và cung cấp đào tạo kỹ năng để phát triển những cách tương tác mới tốt hơn. Thông thường, bác sĩ lâm sàng phải chỉ ra nhiều lần các hành vi không mong muốn và hậu quả của chúng trước khi bệnh nhân nhận thức được chúng. Chiến lược này có thể giúp bệnh nhân thay đổi hành vi không thích nghi và nhầm lẫn niềm tin. Mặc dù các bác sĩ lâm sàng nên tác động với sự nhạy cảm, họ nên biết rằng sự tử tế và lời khuyên nhạy cảm của họ không làm thay đổi các rối loạn nhân cách.

Những điểm chính
Rối loạn nhân cách bao gồm các tính cách cứng nhắc, không thích nghi được cho là đủ để gây ra tình trạng đau khổ đáng kể hoặc làm suy giảm đến công việc và/hoặc chức năng tương tác giữa các cá nhân.
  • Các phương pháp trị liệu trở nên hiệu quả chỉ sau khi bệnh nhân thấy rằng các vấn đề của họ là ở bên trong chính họ, không chỉ là các nguyên nhân bên ngoài.
  • Các liệu pháp tâm lý xã hội là phương pháp điều trị chính.
  • Thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng cụ thể chỉ trong các trường hợp chọn lọc – ví dụ như để kiểm soát lo âu đáng kể, cơn tức giận và trầm cảm.
  • Rối loạn nhân cách thường không thay đổi, nhưng nhiều rối loạn dần dần trở nên ít nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Theo Ngọc Ánh

Theo dõi
Thông báo
guest

23 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều người chọn
Inline Feedbacks
View all comments
trần thu thủy
trần thu thủy
3 years ago

Adidaphat cảm ơn bác đã phát tâm chia sẻ cho mọi người biết tới, con cũng bị 3 năm rồi mà đi khám bác sỹ bảo bị rltktv rối loạn lo âu cũng uống đủ thuốc nhưng cứ dừng là lại bị lại, trước vô tình đọc được bài viết của bác chia sẻ con đã mua 10 hộp về dùng và cảm nhận đúng như lời bác nói, hiện tại con dùng được 6 hộp đã thấy đỡ hẳn và con thử dừng 3 hôm nay không thấy bị lại nữa nhưng con vẫn nghe theo lời bác dùng… Read more »

trần thị tình
trần thị tình
2 years ago

Tôi cũng bị mà khốn khổ vì căn bệnh này, bệnh như giả vờ vậy lúc vui lúc bồn mình thường xuyên cảm giác mệt mỏi uể oải khắp mình. cứ lo lắng bồn chồn. sau khi được tư vấn bởi các BS bên phục thần đan tôi vừa uống thuốc tây bs kê cho và kết hợp cùng vs phục thần đan giờ tôi đã ổn đến 80-90% rồi. chân thành cảm ơn các bs có tâm. cùng là bs mà sao tôi đi khám ở các nơi khác họ vô tâm vậy, mà ở đây nói đúng bệnh… Read more »

Phan Đức Toàn
Phan Đức Toàn
2 years ago

Cháu 34 tuổi cũng bị rối loạn tk thực vật gần 2 năm Uống thuốc tây mãi không khỏi, cứ dưng thuốc là bị lo lắng lại, nghe bác dùng Phục thần đan đến nay 3 tháng thấy đã ổn định tâm lý hẳn rồi và bỏ được thuốc tây không phải uống thuốc tây nữa

hứa thục linh
hứa thục linh
3 years ago

Hôm rồi có lấy 5 hộp về dùng thấy đỡ hẳn không còn bị lo lắng bồn chồn và ngủ cũng ngon hẳn. cho tôi hỏi tôi dùng nhiều có ảnh hưởng gì không? và mua nhiều có được ưu đãi gì không

Nguyễn văn tuân
Nguyễn văn tuân
3 years ago

cảm ơn các bác đã chia sẻ tôi cũng vì lo toan cho con cái rồi bị rối loạn lo âu lúc nào không hay, đi khám bác sỹ kê cho thuốc chống trầm cảm và thuốc ngủ uống vào mệt lắm, tôi cũng đã mua 10 hộp về dùng rồi uống 2 hộp đầu không thấy gì nhưng con nó bảo cứ dùng tiếp xem sao thì đến hộp thứ 4 tôi cũng ngủ ngon được 3 tiếng và giờ sau 8 hộp rồi tôi ngủ được 4-5 tiếng rồi, loại này tôi khuyên ai dùng thì phải kiên… Read more »

Anh
Anh
3 years ago

E đang đặt hàng về.ko biết thế nào.bi bệnh này khổ quá.uong báo nhiêu thuốc rồi ko ăn thua

Phamvantu
Phamvantu
3 years ago
Reply to  Anh

Tui cũng như bạn Đang muốn tự tử về cái bệnh này mẹ uống bao nhiêu thuốc mà thấy càng ngày càng tệ

Hoang Nam
Hoang Nam
2 years ago
Reply to  Anh

Mình nghe theo bạn dùng được 1 tháng thấy nhẹ nhõm hẳn đầu. cảm ơn bạn nhiều

Tuan
Tuan
1 year ago
Reply to  Anh

Bạn sao rui, tôi sau khi điều trị 5 tháng giờ khỏi gần như 90% rồi, chỉ là khi làm việc căng thẳng áp lực quá mới hơi lo nghĩ chút thoáng qua rồi lại hết

Phamvantu
Phamvantu
3 years ago

Đặt 1 hợp có dc ko

Trần văn giang
Trần văn giang
2 years ago
Reply to  Admin

Uống bn hộp là hết bs

Thanh Vương
Thanh Vương
2 years ago
Reply to  Admin

Tôi đang dùng được 4 hộp rồi nhưng chưa thấy hiệu quả Nhưng vẫn cố gắng kiên trì đến tháng thứ 2 thì thấy chuyển biến rất tốt, bớt hẳn lo nghĩ và mệt mỏi, ăn được ngủ cũng thêm thời gian và thấy sâu giấc hơn hẳn, ai bị thì nên duy trì đúng đủ liệu trình đừng nên bỏ cuộc giữa chừng

Last edited 2 years ago by Thanh Vương
Tu nguyen
Tu nguyen
2 years ago

Mới đầu tôi cũng cứ nghĩ là quảng cáo thôi cũng không tin, nhưng sau khi được các BS bên Phục thần đan tư vấn tôi cũng mua 1 liệu trình về dùng, hiện tại giờ tôi cũng không còn có các triệu chứng hoang tưởng ảo giác suy nghĩ tiêu cực nữa, ngủ cũng được 4 tiếng hơn, ông già 72 tuổi như thế là tốt rồi. cảm ơn các bs rất nhiều

Huỳnh Thị Tuyết
Huỳnh Thị Tuyết
2 years ago

Xin hỏi thuốc bảo nhiêu tiền vậy