Bệnh rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không ?

  1. Rối loạn tiền đình là gì?

Hệ thống tiền đình (ảnh minh họa)

Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh, nằm ở phía sau hai bên ốc tai, có nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Khi chúng ta thay đổi tư thế thì tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác này để giữ tư thế thăng bằng cho cơ thể.
Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo,… 
  1. Bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc của bệnh nhân mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong cơn bệnh, nếu người bệnh cố gắng đi lại thì có thể bị ngã, gây chấn thương trầy xước da hay thậm chí là gãy tay, chân, chấn thương sọ não (do đập đầu vào vật cứng/nền đất cứng),… Biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình là gây đột quỵ do máu lên não kém. Vì vậy, khi phát hiện bệnh, người bệnh nên thực hiện điều trị rối loạn tiền đình tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ.
  1. Triệu chứng rối loạn tiền đình

– Chóng mặt, hoa mắt là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân rối loạn tiền đình
– Dấu hiệu rối loạn tiền đình đặc trưng nhất chính là chóng mặt kèm theo hoa mắt, không làm chủ được tư thế, choáng váng, đứng lên ngồi xuống khó khăn, đặc biệt là khi xoay người. Bên cạnh đó, người bệnh còn có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, đau đầu, tê chân, không tập trung và mau quên.

Biểu hiện của rối loạn tiền đình :

Ngoài ra, bệnh nhân rối loạn tiền đình còn có biểu hiện nhịp tim, nhịp thở nhanh, hay hồi hộp, đánh trống ngực, huyết áp cao (nếu nguyên nhân gây bệnh do tăng huyết áp) hoặc huyết áp thấp (trong trường hợp bệnh hình thành do huyết áp thấp),… Một số trường hợp người bệnh bị đau đầu nhiều, tay chân tê, run rẩy,…
Khi có các dấu hiệu trên, bệnh nhân nên đi khám rối loạn tiền đình. Bác sĩ sẽ thực hiện đo điện não đồ, lưu huyết não hoặc các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ,… Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án trị rối loạn tiền đình tốt nhất cho người bệnh.
  1. Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình

Stress căng thẳng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
– Stress căng thẳng
– Căng thẳng, stress có thể gây rối loạn tiền đình
– Để điều trị rối loạn tiền đình một cách triệt để, trước tiên bệnh nhân cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Theo đó, những nguyên nhân phổ biến dẫn tới rối loạn tiền đình là:
– Do huyết áp thấp, tai biến, thiếu máu, các bệnh về tim mạch,… gây tắc nghẽn mạch máu, lượng máu lên não kém

Do căng thẳng, mất ngủ, áp lực công việc làm tổn thương hệ thống thần kinh:

Khi dây thần kinh số 8 bị tổn hại thì hệ thống tiền đình sẽ nhận được thông tin không chính xác và sẽ hoạt động sai, rối loạn.
Do hậu quả của các bệnh như u não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa,…
Bệnh hay gặp ở người cao tuổi bị suy giảm chức năng một số cơ quan.
Người quá béo hoặc quá gầy đều có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình.
Bị mất máu nhiều, quan hệ tình dục không đều đặn, uống quá nhiều rượu bia, cơ thể nhiễm độc hoặc sử dụng một số loại thuốc,… cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
Thường xuyên sống trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa (nóng – lạnh đột ngột), ít vận động,…
  1. Rối loạn tiền đình có chữa khỏi không?

Rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi, tránh tái phát, biến chứng nếu người bệnh thực hiện điều trị đúng, tích cực. Bệnh nhân không nên tự mua thuốc để điều trị vì có nhiều loại thuốc có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ khi trị rối loạn tiền đình.
Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh nên thực hiện tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ để giúp khí huyết lưu thông, giảm tình trạng thiếu máu lên não.

Người lớn tuổi bị rối loạn tiền đình nên làm gì:

Trong trường hợp người cao tuổi bị chóng mặt, kèm theo nhức đầu đột ngột, mờ mắt, sốt cao, mất thị lực, giảm thính giác,… thì nên đi bệnh viện khám vì đó có thể là ảnh hưởng tiêu cực của rối loạn tiền đình. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên tích cực điều trị các bệnh mãn tính gây rối loạn tiền đình như huyết áp thấp, tăng huyết áp, tăng mỡ máu,… theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  1. Rối loạn tiền đình uống thuốc gì?

Thuốc điều trị rối loạn tiền đình gồm các loại:
– Thuốc glucocorticoid: methylprednisolon, chống viêm khi chóng mặt do viêm dây thần kinh tiền đình.
– Thuốc an thần: diazepam, lorazepam…, dùng trong mấy ngày đầu bị chóng mặt để giảm lo lắng ở bệnh nhân.
– Thuốc tăng tuần hoàn não, tăng tuần hoàn đến bộ phận tiền đình: thường được sử dụng sau giai đoạn cấp, thường để điều trị duy trì, sử dụng lâu dài; gồm: betahistin (Betaserc)), almitrin – raubasin (Duxil).
– Thuốc ức chế kênh canxi, đặc biệt chọn lọc mạch máu não: flunarizin (Sibelium), cinnarizin (Stugeron).
– Thuốc hỗ trợ điều chỉnh sự suy giảm chức năng tiền đình: piracetam (Nootropyl), Ginkgo biloba (Tanakan).
  1. Rối loạn tiền đình nên ăn gì ?

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn những thực phẩm có Vitamin B6:
– Vitamin B6 có vai trò hỗ trợ hệ thống thần kinh khỏe mạnh. Thiếu vitamin B6 sẽ ảnh hưởng tới hệ điều hành tiền đình, gây ra các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn. Đây cũng là một trong những triệu chứng của người bị rối loạn tiền đình. Vì vậy người bệnh cần bổ sung loại vitamin này để khắc phục tình trạng kể trên.
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin B6:
– Thịt gà bỏ da, cá,…
– Các loại trái cây như cam, táo, chuối, đu đủ, bơ, quả óc chó, quả hạnh nhân,…
– Ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, các loại đậu, hạt, cà chua, bí ngô, rau bina,…
– Nhóm thực phẩm giàu Vitamin C
Vitamin C có nhiều trong rau và trái cây như quả có múi (cam, chanh, bưởi,…), kiwi, dứa, súp lơ xanh, dâu tây, đu đủ, cà chua, rau cải xoăn, ớt đỏ, ổi…
Vitamin D
Vitamin D giúp khắc phục xơ cứng tai – một triệu chứng thường gặp ở người bị rối loạn tiền đình. Vì vậy mà bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết rất quan trọng đối với người bệnh. Chất dinh dưỡng này sẽ hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị bệnh.
– Những thực phẩm chứa nhiều vitamin D:
– Cá, trứng, sữa.
– Các loại ngũ cốc.
– Các chế phẩm từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành,…).
– Nước cam ép, nấm,…
– Folate
Acid folic giúp giảm bớt các vấn đề về cân bằng ở người lớn tuổi do có tác dụng sửa chữa những khiếm khuyết trong hệ thuốc tiền đình.
Những thực phẩm chứa nhiều folate:
– Rau màu xanh đậm: Bông cải xanh, măng tây, đậu bắp, súp lơ,…
– Các loại hạt: Hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, đậu phộng,…
– Các loại đậu: Đậu lăng, đậu đen, đậu xanh,…
– Trái cây họ cam, quýt.
Người bị rối loạn tiền đình nên ăn nhạt, tránh các thực phẩm nhiều đường và muối:
Người bị rối loạn tiền đình nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo sau: Mỡ động vật (lợn, bò,…), kem sữa bò,… Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo no, dễ làm tắc tĩnh mạch. Chỉ nên ăn thịt nạc. Ăn ít thịt đỏ. Ăn thịt gia cầm thì nên bỏ da. Khi sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa nên chọn loại tách béo hoặc làm từ sữa gầy.
Nên dùng ít các loại dầu cọ, dầu dừa, bánh kem, chocolat,…Hạn chế sử dụng bia rượu thuốc lá chất kích thích
  1. Chuẩn đoán rối loạn tiền đình dễ nhầm lẫn

Theo bác sĩ Cao Xuân Minh (Phòng khám đa khoa Ngọc Minh, TP.HCM), trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường vẫn nghe đâu đó người thân, người quen hay chính bản thân chúng ta cho là bị rối loạn tiền đình. Hễ ai thấy hoa mắt, chóng mặt, thấy nhà cửa xoay vòng vòng, buồn nôn… thì đều đổ lỗi do rối loạn tiền đình.

Thật ra, rối loạn tiền đình là gì, có nguy hiểm không, phòng ngừa ra sao:

Bác sĩ Xuân Minh nói, hội chứng rối loạn tiền đình biểu hiện chủ yếu bằng các triệu chứng chủ quan, đó là chóng mặt và đi kèm với những dấu hiệu khi khám, trong đó thường gặp nhất là rung giật nhãn cầu.
Còn cái mà chúng ta thường gặp như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, nhà cửa xoay vòng… là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau chứ chưa chắc là hội chứng rối loạn tiền đình.
Chẳng hạn làm việc căng thẳng, mất ngủ, stress, ăn uống kém… cũng gây hoa mắt chóng mặt, huyết áp tăng cũng làm đau đầu chóng mặt; viêm tai, mũi xoang mạn tính cũng gây chóng mặt. Ở những phụ nữ trẻ tuổi, ít vận động thường có những cơn chóng mặt, ngất xỉu do rối loạn thần kinh thực vật và hay bị nhầm với rối loạn tiền đình.
Ở người lớn tuổi, bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn thay vì điều đầu tiên phải nghĩ tới là vấn đề huyết áp thì cũng cho là do rối loạn tiền đình.
Do đó:
Để xác định có bị rối loạn tiền đình thật sự hay không, ngoài các triệu chứng điển hình, bệnh nhân còn phải có cả biểu hiện rung giật nhãn cầu, mất thăng bằng.
Ngoài ra, cần chú ý đến tiền sử của bệnh nhân về tai mũi họng (viêm tai kéo dài), về thần kinh, chấn thương (chấn thương sọ não), về ngộ độc (ngộ độc thuốc, đặc biệt là các kháng sinh độc với tai), về mạch máu, về dị ứng.
Bích Phương
Theo dõi
Thông báo
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments