Tim đập nhanh là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), bệnh tim đập nhanh thuộc nhóm bệnh tim mạch có nhiều người mắc hơn cả. Bệnh mắc nhiều hơn ở người trung niên và người già, tuy nhiên vào những năm gần đây, số người trẻ mắc cũng trở nên gia tăng. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc có những hiểu biết cơ bản về bệnh tim đập nhanh. Tại sao tim đập nhanh? Cách phòng ngừa và điều trị?

Tim đập nhanh khi nào?

Tính nhịp điệu của tim có khả năng tăng kế tiếp phát xung làm tim có tần số tim đập co rồi lại đập sau đó là một lần đập rồi lại co. Một lần tim co đập được coi là một nhịp tim. Với một người khỏe mạnh bình thường nhịp tim thường 70 nhịp/phút, và dao động trong khoảng 60-100 nhịp/phút.

Nhịp tim nhanh là một loại rối loạn nhịp tim trong đó tim đập nhanh hơn bình thường khi nghỉ ngơi.

Với một người khỏe mạnh, nhịp tim tăng lên trong khi tập thể dục hoặc những phản ứng sinh lý đối với căng thẳng, chấn thương hoặc bệnh tật.

Nhịp tim được kiểm soát các tín hiệu điện được gửi qua các mô tim. Nhịp tim nhanh xảy ra khi một bất thường trong tim xảy ra tạo ra các tín hiệu điện thế làm tim đập nhanh.

Triệu chứng của tim đập nhanh

Khi tim đập quá nhanh thì việc bơm máu tới các phần của cơ thể sẽ không hiệu quả. Điều này làm các mô, tế bào của cơ quan bị thiếu oxy do máu cung cấp nên sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Khó thở, Thở nhanh. Khi tim đập nhanh nhưng lại không cung cấp đủ lượng oxy cho phổi thì theo phản xạ của cơ chế bù trừ người bệnh sẽ thở nhanh để lấy oxy từ bên ngoài nên thường thở nhanh, gấp và dẫn đến khó thở 
  • Mạch đập nhanh
  • Mắt mờ, mệt mỏi, yếu ớt. Bình thường tim mang máu cung cấp oxy cho các cơ quan hoạt động, khi không được cung cấp đủ máu từ tim cơ thể không có năng lượng để hoạt động nên cảm thấy rất mệt mỏi và không thể lao động như một người bình thường. 
  • Đánh trống ngực
  • Chóng mặt, mờ mắt
  • Ngất xỉu
  • Đau tim, đau ngực vì tim đập nhanh hơn thì cần nhiều năng lượng hơn nên cần nhiều oxy hơn nên tế bào cơ tim bị thiếu oxy 

Nguyên nhân gây ra tình trạng tim đập nhanh

Tim đập nhanh gây ra bởi sự gián đoạn các xung điện điều khiển hoạt động bơm máu cho tim. Bởi thế, chính các các tác nhân gây ra hiện tượng gián đoạn đó là nguyên nhân gây tim đập nhanh. Một số nguyên nhân gây tim đập nhanh phải kể tới như:

  • Tác dụng phụ của thuốc. Một số thuốc có tác dụng lên hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm làm tim đập nhanh.
  • Mất cân bằng điện giải
  • Thiếu máu
  • Sốt
  • Tăng huyết áp 
  • Bị bệnh tim dị tật bẩm sinh
  • Hoạt động thể lực quá mức.
  • Một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi, hen phế quản, COPD bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức.
  • Uống quá nhiều rượu.
  • Lạm dụng chất kích thích như cocain, cafe, morphin.

Những biến chứng có thể xảy ra khi tim đập nhanh

  • Suy tim: khi tim đập nhanh cần nhiều năng lượng hơn nhưng lại không có cung cấp đủ oxy cho tim hoạt động nên dần dần cơ tim sẽ hoạt động yếu hơn.
  • Hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch gây đột quỵ và có thể gây tử vong.
  • Ngất xỉu. Khi nhịp tim quá nhanh có thể dẫn đến mất ý thức.
  • Tử vong đột ngột: thường chỉ liên quan đến nhịp nhanh thất hoặc rung tâm thất .

Cách điều trị chứng tim đập nhanh

Tùy từng nguyên nhân của bệnh mà sẽ có các phác đồ điều trị khác nhau, với mục đích chung của điều trị là giảm triệu chứng tim đập nhanh và điều trị nguyên nhân. Một số thuốc điều trị tim đập nhanh như nhóm thuốc chống loạn nhịp tim,  

Cách phòng ngừa bệnh tim đập nhanh

Cách phòng ngừa tim đập nhanh là duy trì lối sống lành mạnh để có một trái tim khỏe mạnh:

  • Ngừng hút thuốc làm giảm nguy cơ bị tim đập nhanh
  • Chế độ ăn ít chất béo, ít đường, nhiều chất xơ bao gồm trái cây và rau quả. 
  • Tập thể dục ít nhất 150 phút (2 giờ và 30 phút) mỗi tuần. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ hay thiền có hiệu quả trong việc điều hòa nhịp tim. 
  • Hạn chế tiêu thụ rượu, bia. Những người tiêu thụ vừa phải đồ uống có cồn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp. Uống rượu quá mức làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiêu thụ rượu có liên quan đến tăng nguy cơ biến cố tim mạch trong ngày sau khi uống.
  • Hạ huyết áp, nếu tăng cao. Một nghiên cứu gần đây cho thấy giảm huyết áp 10 mmHg giúp giảm nguy cơ với bệnh tim đập nhanh.
  • Kiểm soát mức cholesterol trong mức an toàn.
  • Giảm mỡ cơ thể nếu thừa cân hoặc béo phì. Hiệu quả của việc giảm cân thường khó phân biệt với thay đổi chế độ ăn uống, và bằng chứng về chế độ ăn giảm cân bị hạn chế. Trong các nghiên cứu quan sát về những người bị béo phì nghiêm trọng, giảm cân sau phẫu thuật có làm giảm nguy cơ tim mạch.
  • Giảm căng thẳng tâm lý xã hội. Biện pháp này có thể phức tạp bởi các định nghĩa không chính xác về những gì cấu thành các can thiệp tâm lý xã hội. Căng thẳng tâm thần, thiếu máu cục bộ cơ tim có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim ở những người mắc bệnh tim trước đó. Căng thẳng về cảm xúc và thể chất nghiêm trọng dẫn đến tim đập nhanh hơn.

Yếu tố nguy cơ dẫn đến  tim đập nhanh

Khi một yếu tố nào đó gây tổn thương tế bào cơ tim hoặc căng thẳng cho tim thì là nguy cơ dẫn đến tim đập nhanh.

  • Tuổi tác
  • Di truyền. Những người có tiền sử gia đình bị nhịp tim nhanh hoặc các rối loạn nhịp tim khác, thì có nguy cơ nhịp tim nhanh.
  • Huyết áp cao
  • Dùng nhiều cafe và rượu
  • Căng thẳng tinh thần 
  • Lo lắng quá mức
  • Bị bệnh tim
  • Hút thuốc
Theo dõi
Thông báo
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments